Tìm kiếm

Đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp

Đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp

Đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh thăm, làm việc tại Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam

Sáng 27/7, trong khuôn khổ chương trình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đoàn công tác của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án làm Trưởng Đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn.

Lãnh đạo Trung ương, tỉnh chụp ảnh lưu niệm với đại diện Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn.

Tại đây, Đoàn đã nghe ông Tharna Sanee, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn báo cáo tổng quan về Dự án Tổ hợp Hoá dầu miền Nam (LSP) mà doanh nghiệp đang thực hiện. Tính đến tháng 6/2022, dự án này đã hoàn thành 95,7% tiến độ và dự kiến đưa vào chạy thử một số nhà máy vào quý 3,4 năm nay.

Cùng với đó, đại diện doanh nghiệp cũng nhấn mạnh vào các dự án đang được thúc đẩy triển khai gồm: nâng cấp LSP (LSPD) và giai đoạn 2 của Dự án Tổ hợp Hoá dầu miền Nam (LSP2).

Ông Tharna Sanee, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn báo cáo tổng quan về Dự án Tổ hợp Hoá dầu miền Nam.

Theo đó, LSP2 sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: polyme xanh thân thiện môi trường theo định hướng ESG (môi trường, xã hội và quản trị) nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Dự án sẽ được triển khai trong cùng khu vực với dự án LSP hiện tại, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có để mở rộng nhà máy.

Lãnh đạo Trung ương, tỉnh trao đổi với đại diện Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn.

Ngoài việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, SCG mong muốn 2 dự án này sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trong tương lai để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường công nghiệp hóa dầu và các ngành công nghiệp có liên quan

Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi thăm, làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao tiến độ thực hiện dự án LSP của chủ đầu tư, đồng thời, nhận định, đây là dự án có vai trò quan trọng không chỉ với Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn với cả nước. Ông đề nghị Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để dự án được vận hành thương mại theo đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn và hiệu quả.

PHÚ XUÂN – BẢO KHÁNH (Theo Báo BR-VT)

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Giá xăng, dầu giảm hơn 3.000 đồng một lít

Từ 0h ngày 11/7, mỗi lít xăng giảm 3.090-3.110 đồng, còn các mặt hàng dầu cũng giảm 800-3.020 đồng.

Thông thường mức giá xăng dầu mới được điều chỉnh 10 ngày một lần vào 15h nhưng tại kỳ điều hành ngày 11/7, giá công bố sớm hơn do hiệu lực giảm thuế bảo vệ môi trường áp dụng ngay từ 0h.

Giá xăng, dầu giảm hơn 3.000 đồng một lít từ 0h ngày 11/7.

 

Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5RON92 về 27.780 đồng (giảm 3.110 đồng), xăng RON 95-III là 29.670 đồng (giảm 3.090 đồng) một lít. Như vậy, giá xăng đã giảm về dưới 30.000 đồng một lít, bằng với ngưỡng giá ở thời điểm giữa tháng 3.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Dầu diesel là 26.590 đồng một lít, giảm 3.020 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 26.340 đồng, giảm 2.010 đồng. Dầu mazut cũng hạ về 18.920 đồng một kg, giảm 800 đồng.

Sau 5 kỳ không trích lập vào Quỹ bình ổn giá với mặt hàng xăng, lần này giá thế giới đang giảm sâu nên cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng 950 đồng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 550 đồng một lít, dầu hỏa 800 đồng và dầu mazut trích 950 đồng một kg. Việc này nhằm tạo dư địa cho quỹ ở các lần điều hành tiếp theo và giúp số dư Quỹ tại nhiều doanh nghiệp đầu mối bớt âm.

Giá xăng dầu từ kỳ điều hành 11/7 đến hết năm được giảm "kịch khung" thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, mỗi lít xăng giảm 1.000 đồng, các mặt hàng dầu 500-700 đồng một lít tùy loại (chưa gồm thuế VAT). Riêng dầu hỏa, mức thuế bảo vệ môi trường giữ nguyên 300 đồng một lít do đây là mức sàn trong khung thuế suất.

Trước đó, thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đã giảm 50% theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ 1/4 đến hết năm nay. Tuy nhiên, do giá nhiên liệu tăng mạnh, giữ ở mức cao nên cấp có thẩm quyền quyết định giảm thêm thuế này từ 11/7 đến hết năm nay để hạ nhiệt mặt hàng này, tránh tác động tới lạm phát.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu bán lẻ trong nước có 18 đợt điều chỉnh với 13 lần tăng, 5 lần giảm. So với cuối năm 2021, giá mỗi lít RON95III vẫn đắt hơn 6.380 đồng, E5 RON 92 tăng thêm 5.230 đồng một lít; còn dầu diesel là 9.020 đồng.

P.V.(Theo Báo BR-VT)

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Hàng hóa trước áp lực tăng theo giá xăng

Giá xăng tăng cao trong thời gian gần đây đã tạo áp lực cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cũng rục rịch tăng theo.

 
Giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian gần đây đã tác động đến giá cả tiêu dùng. Trong ảnh: Người dân mua sắm tại cửa hàng HC Mart (TP. Vũng Tàu).

Thực phẩm rục rịch tăng giá

Khảo sát tại một số chợ truyền thống trên địa bàn TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, Long Điền… cho thấy, các loại thực phẩm như rau xanh, thủy hải sản, thịt heo… đã rục rịch tăng giá từ 10-20% so với cách đây 1 tháng.

Theo các tiểu thương, giá xăng dầu tăng kéo theo giá cước vận chuyển tăng cao gần gấp rưỡi so với trước Tết. Điều này khiến nhiều mặt hàng phải tăng giá bán từ 1-2 ngàn đồng/kg để bù cho các chi phí phát sinh. Bà Phạm Thị Ngọc Bích, tiểu thương chợ Long Điền (huyện Long  Điền) cho biết, giá hải sản tươi bà lấy từ các đầu mối đã tăng thêm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, do chi phí mỗi chuyến biển đã tăng lên theo đà tăng của giá xăng dầu. Mặc dù vậy, giá hải sản bán lẻ bà cũng chỉ dám tăng thêm từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. “Sau Tết, sức mua tại chợ giảm, hàng hóa lấy về bán không được nay lại bị tác động của giá xăng dầu nên ế càng thêm ế”, bà Bích nói thêm.

Trong khi đó, chị Nguyễn Dung, chủ lò bánh mì trên đường Bình Giã, TP. Vũng Tàu cũng thông tin, đợt nhập nguyên liệu gồm bột mì, dầu ăn bơ… phục vụ cho việc sản xuất bánh mì, chị phải trả thêm 20% chi phí đầu vào do nhà cung cấp tăng giá do xăng dầu tăng giá làm phát sinh các chi phí sản xuất. “DN lớn còn cố gồng mình cầm cự chứ như cơ sở nhỏ như chúng tôi thì khó khăn hơn. Nếu tình hình xăng dầu còn tiếp tục tăng thì giá nguyên liệu đầu vào cũng khó mà giảm, đến lúc đó buộc chúng tôi phải tăng giá bán”, chị Dung than thở.

 
Giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian gần đây đã tác động đến giá cả tiêu dùng. Trong ảnh: Người dân mua thịt heo tại Lotte Mart Vũng Tàu.

Áp lực cho DN bán lẻ

Đại diện các siêu thị như Co.op Mart Vũng Tàu, Bà Rịa, MM Mega Market Vũng Tàu, Lotte Mart Vũng Tàu… cho biết, sau những đợt tăng giá xăng gần đây đã ít nhiều tác động đến DN, trong đó chủ yếu là chi phí ở khâu vận chuyển, giao hàng online. Bởi hiện các DN bán lẻ hàng hóa này đang thực hiện việc giao hàng miễn phí cho khách hàng. Vì vậy, khi giá xăng tăng cũng đồng nghĩa với việc họ phải bỏ thêm một khoản tiền bằng với mức giá tăng của một lít xăng.

Ông Ngô Thanh Hưởng, Giám đốc MM Mega Market Vũng Tàu cho biết, DN thường ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng hàng hóa theo năm nên xăng dầu tăng giá cũng không tác động ngay đến giá tiêu dùng. “Tuy nhiên, nếu giá xăng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới có thể sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các nhà cung cấp cho khâu sản xuất, vận chuyển... Đến lúc đó DN cũng sẽ phải có kế hoạch làm việc lại với đơn vị cung ứng hàng về giá cả cụ thể”, ông Hưởng nói.

Ông Lê Thanh Tú, đại diện Công ty TNHH Phú sỹ Foods cho biết, dù vừa phục hồi sau Tết Nguyên đán nhưng cũng như nhiều DN khác, công ty cũng bị ảnh hưởng từ giá xăng dầu tăng gần đây. Công ty thường xuyên nhập hàng từ các DN ngoại tỉnh nên khi giá xăng tăng kéo theo cước phí vận chuyển, giá hàng hóa từ đơn vị cung ứng tăng.

“Dù giá đầu vào đã tăng nhưng hiện nay DN vẫn đang cố gắng bán hàng với giá bình ổn cho người dân như trước Tết. Nếu thời gian tới giá xăng dầu không giảm nhiệt và giá đầu vào vẫn ở mức cao, DN buộc phải tính toán để đưa ra mức giá mới phù hợp”, ông Tú nói.

Theo chuyên gia kinh tế TS.Nguyễn Bích Lâm, trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tùy theo quy trình sản xuất của mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Vì vậy, khi giá xăng dầu tăng sẽ tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá hàng hoá trong khâu lưu thông.

Điều này không chỉ tác động đến người tiêu dùng, DN mà còn tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hoá chính sách tài khoá cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.

Nguồn: Baobariavungtau.com.vn

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Dịp Tết Nguyên đán: Không lo thiếu hàng, sốt giá

Từ giữa tháng 10/2021, các hoạt động kinh tế dần được hồi phục. DN siêu thị, hộ kinh doanh đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Do vậy, nguồn cung khá dồi dào nhưng sức mua đến thời điểm này còn thấp và dự báo không tăng mạnh như dịp Tết những năm trước.

 
Khách chọn mua hàng Tết tại Co.op Mart Vũng Tàu.

Sức mua còn thấp

Thời điểm này, tiểu thương tại các chợ đã nhập hàng Tết về bán, trong đó chủ yếu là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Bà Phạm Thị Liên, bán bánh kẹo tại chợ Bà Rịa cho biết, cuối tháng 12/2021 bà mới bắt đầu nhập hàng Tết, trễ hơn 1 tháng so với những năm trước. “Chợ đã nhộn nhịp hơn thời điểm cuối tháng 12/2021, nhưng so với năm trước, sức mua tại chợ vẫn ở mức thấp. Vì vậy, tôi chỉ nhập hàng bán trong vài ngày đến 1 tuần, hết đến đâu lấy về đến đó chứ không dám “ôm” hàng như mọi năm”, bà Liên chia sẻ.

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh tăng từ 3-15% so với Tết Tân Sửu 2021. Trên cơ sở đó, tổng kinh phí tỉnh dành để chuẩn bị hàng hóa dự trữ phục vụ dịp Tết hơn 1.141 tỷ đồng. Cụ thể, nhóm hàng như gạo và lương thực khác 23.905 tấn; thịt các loại hơn 1.104 tấn; dầu ăn hơn 571 ngàn lít; tôm cá hơn 2.611 tấn; đường, mật, sữa, bánh, mứt, kẹo gần 278 tấn; nước mắm, nước chấm 32,8 ngàn lít; rau củ các loại hơn 11.849 tấn; rượu, bia 53.702 thùng; đồ uống khác 23.815 thùng; thực phẩm chế biến (giò, chả, xúc xích, thịt hun khói…) 76,6 tấn; thực phẩm đông lạnh đóng gói hơn 1.108 tấn.

Ông Lê Thanh Phong, Trưởng BQL chợ Bà Rịa cho biết, sức mua hiện đã có dấu hiệu tăng nhưng so với Tết Tân Sửu 2021 vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, chỉ tập trung mua sắm các nhóm hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống hàng ngày.

Trong khi đó, các siêu thị, TTTM, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động nguồn cung hàng hóa và triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu tiêu dùng. Sức mua tại các siêu thị bắt đầu tăng nhẹ so với cuối tháng 12/2021. Bên cạnh đó, các siêu thị, TTTM, cửa hàng bán lẻ cũng tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như: quét mã QR khai báo y tế, phân luồng khách hàng, 5K, đẩy mạnh triển khai các hình thức đặt hàng trực tuyến…

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu

Theo bà Trần Thị Kim Loan, Trưởng phòng Kinh tế TX. Phú Mỹ, xu hướng tiêu dùng năm nay sẽ tiết kiệm hơn và tập trung mua sắm vào những ngày cận Tết. Thị xã đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm chống đầu cơ tăng giá, buôn lậu, gian lận thương mại và công tác phòng chống cháy nổ trên từng địa bàn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân, tiểu thương thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

 
Những kệ hàng phong phú bánh kẹo ở Co.op Mart Bà Rịa.

Bà Trần Thị Thu Hường, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP. Vũng Tàu cho biết, thành phố đã yêu cầu các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch và dự báo nhu cầu tiêu thụ để cân đối, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm phục vụ tốt cho mọi đối tượng tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng khan hàng trong dịp Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. BQL chợ, siêu thị, TTTM, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 để bảo đảm cung ứng, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Sở Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan theo dõi cung, cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh để có biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến.

Nguồn cung ứng hàng hóa vào tỉnh như sau: Gạo 70% mua từ các tỉnh miền Tây, Bình Thuận, 30% tự cân đối trong tỉnh; thịt heo, bò, gà, thủy hải sản các loại 80% mua trong tỉnh, 20% mua từ ngoài tỉnh; thực phẩm công nghiệp, đóng gói, chế biến sẵn chủ yếu mua từ các nhà máy, công ty sản xuất lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương; rau, hoa quả các loại 40% tự cung ứng từ các huyện trong tỉnh, 50% mua từ Đà Lạt, 10% mua từ miền Bắc (bắp cải, su hào...); đồ uống có cồn và đồ uống khác 90% mua từ các nhà phân phối ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…, 10% tự cung ứng từ các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.
(Nguồn: Sở Công thương)

Đồng thời, Sở cũng theo dõi diễn biến của dịch COVID-19 nhằm kịp thời hướng dẫn, đôn đốc các chợ, siêu thị, TTTM trên địa bàn tỉnh chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết gắn liền với công tác phòng, chống dịch theo quy định; phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ Tết.

Sở cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu BQL chợ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết tại các chợ trên địa bàn và chấp hành quy định về giá của tiểu thương kinh doanh trong chợ; tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu thương kinh doanh dịp Tết Nguyên đán 2022. Các đơn vị cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Nguồn: Baobariavungtau.com.vn

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Năm 2022, Hodeco phấn đấu doanh thu đạt 1.960 tỷ đồng

Sáng 6/1, Công ty CP Phát triển nhà BR-VT (Hodeco) tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2021 và hội nghị người lao động năm 2022.

 
Khách hàng xem nhà mẫu dự án The Light City (phường 12, TP. Vũng Tàu) giai đoạn 1 do Hodeco làm chủ đầu tư.

Năm 2021, tổng doanh thu Hodeco đạt 1.385,9 tỷ đồng, bằng 106,6% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 307,6 tỷ đồng, đạt 120,15% so với kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 702 tỷ đồng. Công ty đã thống nhất chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, Hodeco cũng thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động, mức thu nhập bình quân của người lao động là 15,6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, Hodeco còn dành hơn 1,7 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ các hoạt động xã hội như: xây nhà tình thương, tình nghĩa, nuôi dưỡng mẹ liệt sĩ, quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ phòng chống COVID-19…

Năm 2022, Hodeco đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.960 tỷ đồng (tăng 41,42% so với năm 2021); lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 530 tỷ đồng; dự kiến chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu; dành khoảng 1,8 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội.

Nguồn: Baobariavungtau.com.vn

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Cơ hội việc làm rộng mở

Tháng giáp Tết là thời gian cao điểm sản xuất, kinh doanh của nhiều DN. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng lao động cũng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ). Năm 2022, dự kiến thị trường lao động tỉnh sẽ sôi động khi có hơn 15 ngàn vị trí việc làm đang chờ NLĐ.

 
Năm 2022, dự kiến BR-VT cần khoảng 15.000 lao động. Trong ảnh: NLĐ tìm kiếm thông tin việc làm tại một phiên giao dịch việc làm năm 2021. 

Thêm nhiều cơ hội việc làm

Hiện nay, nhiều DN tiếp tục nhận thêm đơn hàng cho năm mới 2022 và tăng tốc, hoạt động hết công suất trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Trong lĩnh vực dệt may, thuộc da, nhiều DN đã đẩy mạnh sản xuất, tuyển thêm công nhân làm 3 ca để đáp ứng đơn hàng cho đối tác.

Những ngày này, Công ty TNHH Prime Asia (KCN Mỹ Xuân A2, phường Mỹ Xuân, TX. Phú Mỹ) đã tổ chức làm việc 3 ca để hoàn thành đơn hàng. Ông Phan Thanh Tùng, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Prime Asia cho biết, 1.400 công nhân tích cực làm việc từ sau khi hết giãn cách nhưng vẫn không kịp tiến độ cung ứng, trong đó có đơn hàng còn tồn trong thời gian dịch bệnh bùng phát. “Trước thời điểm giãn cách xã hội (tháng 7/2021), chúng tôi có 2.000 công nhân, nhưng sau giãn cách, lao động biến động mạnh. Hiện chúng tôi đang thiếu hơn 600 công nhân để duy trì sản xuất. Dù đã kết nối qua nhiều kênh tuyển dụng nhưng rất khó tìm được lao động. Không tuyển được lao động, Công ty buộc phải tăng ca để kịp tiến độ giao hàng”, ông Phan Thanh Tùng cho biết.

Bước vào mùa cao điểm giáp Tết, đơn hàng nhiều, sản xuất gia tăng nên các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn đang rốt ráo tuyển thêm lao động. Đây là thời điểm thị trường lao động việc làm sôi động nhất trong năm, NLĐ có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn việc làm.

Đơn cử, Công ty TNHH Sản xuất Giày Uy Việt (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu) đang cần tuyển 500 công nhân may. Tương tự, Công ty May Tân Mỹ (TX. Phú Mỹ) cũng đang tuyển 500 NLĐ có tay nghề với mức lương từ 8-14 triệu đồng/tháng. Đại diện Công ty May Tân Mỹ cho biết, DN có nhiều đãi ngộ như: thưởng 500 ngàn đồng cho người giới thiệu công nhân mới có tay nghề hoặc bản thân có tay nghề tự ứng tuyển vào nhà máy. NLĐ được bảo lưu lương 2 tháng đầu tiên và 250 ngàn đồng nhân hệ số đánh giá tay nghề; thưởng năng suất hàng tháng cho công nhân may đạt sản lượng. Ngoài ra, DN còn có những khoản phúc lợi khác như: hỗ trợ tiền gửi trẻ mẫu giáo 125 ngàn đồng/tháng/cháu; thưởng lễ; mừng cưới 800 ngàn đồng; hỗ trợ suất ăn giữa ca cho NLĐ; công ty và công đoàn hỗ trợ 60% vé xe về quê ăn Tết… Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động vẫn rất khó.

Theo ông Nguyễn Trọng Huy, Trưởng Phòng Dịch vụ việc làm-Thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (TTDVVL) tỉnh, sau nhiều tháng hoạt động sản xuất, kinh doanh bị trì hoãn hoặc tạm ngưng, đến nay nhiều DN đã hoạt động ổn định trở lại nên cần tuyển thêm lao động. Đây còn là mùa cao điểm nhiều việc làm Tết nên NLĐ có thêm cơ hội chọn lựa việc làm.

Khảo sát gần đây của TTDVVL tỉnh cho thấy, nhu cầu tuyển dụng dịp Tết tăng cao với hơn 5.000 lao động, tập trung ở lĩnh vực: giày da, may mặc, cơ khí, công nghiệp sản xuất và lao động phổ thông. “Ngoài ra, nhiều DN cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên thời vụ, bán thời gian trong dịp Tết với mức lương khá hấp dẫn. Tuy nhiên, các DN vẫn khó tuyển lao động là do dịch bệnh vẫn chưa ổn định, NLĐ còn tâm lý e ngại, chưa muốn đi làm lại, một số NLĐ đã về quê. Số NLĐ đăng ký tìm việc tại trung tâm giai đoạn cuối năm 2021 giảm, trung bình 3 tháng cuối năm qua chỉ có 30 người đăng ký tìm việc/tháng”, ông Nguyễn Trọng Huy chia sẻ.

Cần hơn 15 ngàn lao động

Theo báo cáo của TTDVVL tỉnh, năm 2021, bệnh dịch COVID-19 khiến hàng loạt DN, dịch vụ không thiết yếu buộc phải đóng cửa kéo theo số lượng lớn NLĐ bị buộc rời khỏi thị trường lao động. Tính đến cuối tháng 11/2021, trên địa bàn tỉnh có 505.045 NLĐ bị mất việc làm hoặc tạm ngừng việc. Trung tâm đã tăng cường kết nối giữa NLĐ với DN tuyển dụng trực tiếp tại Trung tâm. Đồng thời, hỗ trợ DN đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; phối hợp với các đơn vị tuyển dụng tư vấn việc làm cho NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo khảo sát của TTDVVL tỉnh, năm 2022, thị trường lao động BR-VT dự kiến cần hơn 15 ngàn lao động. Trong đó, tập trung ở 3 khu vực kinh tế là thương mại - dịch vụ cần tuyển 4.800 việc làm (tỷ trọng 32%); công nghiệp - xây dựng cần 7.200 việc làm (tỷ trọng 48%); nông - lâm - thủy sản là 3.000 việc làm (tỷ trọng 20%).

Theo ông Nguyễn Trọng Huy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung lao động trong thời gian dài tại BR-VT là do ở nhiều vị trí việc làm, DN trả lương thấp nên không thu hút được lao động. Do vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp thúc đẩy DN, tạo cơ chế thuận lợi cho DN cải thiện mức lương và chế độ đãi ngộ dành cho NLĐ. Có như vậy, DN mới thu hút được NLĐ tham gia thị trường.

Nguồn: Baobariavungtau.com.vn

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

[VIỆC LÀM] Hướng tới tạo việc làm bền vững

Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động, tăng kết nối cung - cầu lao động… nhằm hướng tới tạo việc làm bền vững là những giải pháp được tỉnh tập trung triển khai hiệu quả. Theo thống kê của Sở LĐTBXH, từ năm 1991-2021, BR-VT đã giải quyết việc làm cho 881.583 lượt lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 313.686 lượt lao động.

 
Người lao động tìm kiếm thông tin việc làm tại một phiên giao dịch việc làm được tổ chức năm 2020.

Đẩy mạnh tạo việc làm

Để tạo đòn bẩy giúp người lao động (NLĐ) có việc làm bền vững, tăng thu nhập, BR-VT đã phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Theo thống kê của Sở LĐTBXH, từ năm 1991-2020, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh là 1.421 tỷ đồng. Việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi này đã giúp hàng chục ngàn gia đình có điều kiện làm ăn, tạo kế sinh nhai. Thông qua chương trình vay vốn tạo việc làm, tỉnh đã hỗ trợ cho 119.391 lượt lao động tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi này.

Trước đây, thu nhập của gia đình ông Nguyễn Ngọc Bích (ấp An Hòa, xã An Nhứt, huyện Long Điền) chỉ trông cậy vào 2 con bò sinh sản nên kinh tế rất eo hẹp. Năm 2018, gia đình ông được Ngân hàng CSXH Chi nhánh huyện Long Điền hỗ trợ vay 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Ông đầu tư thêm vốn, mua 3 con bò giống lai sind về nuôi. Đến nay, đàn bò của gia đình ông đã phát triển lên thành 10 con, có tổng giá trị gần 300 triệu đồng. Để có thêm thu nhập, gia đình ông còn kết hợp chăn nuôi gà, vịt và trồng lúa… Xuất phát từ hộ khó khăn, gia đình ông Bích trở thành tấm gương sản xuất tiêu biểu của địa phương. “Không có sự đồng hành, tiếp sức từ nguồn vốn ưu đãi, gia đình tôi khó có thể tạo dựng cuộc sống như giờ”, ông Bích chia sẻ.

Cùng với đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi trong giải quyết việc làm, BR-VT còn tập trung thực hiện hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, nhằm hướng tới giúp người dân vùng nông thôn tự tạo việc làm. Sau hơn 10 năm triển khai, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT đã mang lại hiệu quả rõ nét, mở ra cơ hội việc làm ổn định cho nhiều NLĐ.

Tỉnh đã triển khai linh hoạt theo hướng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Ngoài ra, tỉnh còn mở rộng danh mục đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế và đa dạng hình thức đào tạo nghề. Ngoài đào tạo chính quy tại cơ sở dạy nghề, việc đào tạo theo yêu cầu DN, chuyển giao công nghệ, mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đào tạo lưu động tại DN, đồng ruộng, chuồng trại chăn nuôi được tổ chức rộng rãi. Cách làm này đã từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên và nông dân, từng bước gắn với tạo việc làm, chuyển đổi nghề, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng và nhu cầu của thị trường lao động. Qua đó góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo.

Báo cáo của Sở LĐTBXH cho biết, sau 10 năm triển khai, Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Đối với những nghề phi nông nghiệp, sau học nghề, 95% lao động được DN tuyển dụng vào làm việc với mức thu nhập khởi điểm từ 4-7 triệu đồng/người/tháng. Điển hình như các ngành nghề: may công nghiệp, lái xe nâng, vận hành cẩu trục, nghiệp vụ bàn-buồng, nghiệp vụ buồng, kỹ thuật chế biến món ăn. 

Anh Trương Phú Thọ, công nhân Công ty TNHH Thép tiền chế (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu) vốn học nghề cơ khí, song lại được tuyển dụng và được bố trí tạm thời vào vị trí vận hành cẩu trục. Để đáp ứng yêu cầu công việc, anh Thọ tham gia khóa học vận hành cẩu trục cùng 25 học viên khác. Trong vòng 2 tháng, tranh thủ những ngày ra ca, anh Thọ đã hoàn thành khóa học nghề. Không chỉ yên tâm khi có chứng chỉ nghề, anh Thọ còn được công ty bố trí công việc lâu dài với mức lương 5 triệu đồng/tháng; chưa kể, anh còn được miễn học phí học nghề.

Tăng cường kết nối cung - cầu

Báo cáo của Sở LĐTBXH cho biết, từ năm 1991-2021, BR-VT đã giải quyết việc làm cho 881.583 lượt lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 313.686 lượt lao động. Từ năm 2011 đến nay, BR-VT đã tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia của 2.572 DN, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh.

Cùng với triển khai nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh tạo việc làm cho NLĐ, BR-VT còn tăng cường hiệu quả kết nối cung - cầu giữa NLĐ và nhà tuyển dụng. Theo thống kê, từ năm 1991-2021, tại các phiên giao dịch việc do Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh tổ chức có 103.053 lượt lao động tham gia, trong đó có 14.104 người được tuyển dụng trực tiếp.

Ông Phạm Quang Việt, Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh cho biết, hàng năm, trung tâm thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng kết nối cung - cầu. Điển hình trung tâm cung cấp thông tin tổng thể về nhu cầu việc làm đến NLĐ. Trong đó, các dữ liệu, thông tin phục vụ cho sàn giao dịch việc làm được kết nối chặt chẽ với 82 xã, phường và các trung tâm trong cả nước.

 
Người lao động được tư vấn việc làm tại Phiên giao dịch việc làm năm 2020.


Ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH cho biết, chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia tích cực của NLĐ. Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp, các ngành và NLĐ về công tác giải quyết việc làm, tự tạo việc làm được nâng lên. Giải quyết việc làm được xác định là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Trong khuôn khổ các phiên giao dịch việc làm diễn ra nhiều hoạt động như hỗ trợ tư vấn kỹ năng tìm việc cho NLĐ; tư vấn quản trị DN cho DN… Đồng thời, trung tâm dần chuyển sang mô hình tuyển dụng trực tuyến để kết nối cung - cầu. Trung tâm còn đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức để cung cấp cho NLĐ những thông tin cần thiết, cập nhật ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng, tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh, mở ra cho NLĐ thêm nhiều cơ hội việc làm. 

Nguồn: Baobariavungtau.vn

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam giai đoạn 2019-2023” và chương trình công tác Dân vận “CSB đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019-2021, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo và mô hình thiết thực. Qua đó giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, đồng thời đưa Luật CSB đến gần hơn với các tầng lớp nhân dân.

 
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân.

Đa dạng, linh hoạt  trong tuyên truyền pháp luật

Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 là lực lượng chuyên trách của Nhà nước về thực thi pháp luật trên vùng biển từ Cù Lao Xanh (tỉnh Bình Định) đến bờ bắc cửa Định An (tỉnh Trà Vinh), bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và thềm lục địa phía Nam. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến Luật CSB là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố và nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, đặc biệt là ngư dân trong bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, 3 năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 đã chú trọng triển khai thực hiện Đề án số 8692 ngày 12/8/2019 của Bộ Quốc phòng về “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”.

Theo Thiếu tướng Đỗ Hồng Đó, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3, để Luật CSB lan tỏa sâu rộng vào cuộc sống của bà con nhân dân, ngư dân và trong từng cán bộ, chiến sĩ, công tác tuyên truyền Luật CSB Việt Nam luôn được Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 đã chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp. Theo đó, nội dung tuyên truyền tập trung vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; Luật Biển Việt Nam 2012; Luật Phòng, chống tội phạm ma túy… Hình thức tuyên truyền cũng đã được tiến hành đa dạng, sinh động, sát thực tế như tuyên truyền trực tiếp qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên; phát tờ rơi, tờ gấp; băng rôn, khẩu hiệu; phát loa tuyên truyền trên các tàu thực hiện nhiệm vụ trên biển… Đặc biệt, bằng hình thức các trò chơi, hỏi đáp về biển, đảo và lồng ghép tuyên truyền Luật CSB Việt Nam, các cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” dành cho HS khối THCS đã trở thành một trong những hoạt động để lại dấu ấn đẹp trong chuỗi hoạt động mô hình công tác dân vận “CSB đồng hành với ngư dân”.

“Sau cuộc thi, em có thêm rất nhiều hiểu biết về các chú cảnh sát biển, về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Em mong muốn sẽ được đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc chia sẻ những thông tin biển, đảo đến với mọi người”, em Khổng Thị Yến Nhi (lớp 8/10, Trường THCS Phước Thắng, TP. Vũng Tàu) chia sẻ.

Ngoài ra, với vai trò thực thi pháp luật và đồng hành với ngư dân trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 cũng đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định”. “Được các anh CSB và chính quyền địa phương tuyên truyền, chúng tôi đã hiểu về tác hại của việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Do vậy, không chỉ tàu của gia đình tôi mà các tàu khác ở bến này cũng đều tự giác chấp hành”, ông Nguyễn Văn Tứ (phường 11, TP. Vũng Tàu) cho biết.

Trong 3 năm thực hiện đề án “Tuyên truyền, phổ biến luật CSB Việt Nam” và 2 năm thực hiện chương trình “CSB đồng hành với ngư dân”, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 đã tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền về Luật CSB cho gần 68.000 lượt cán bộ, đảng viên, nhân dân, ngư dân; phát 1.500 cuốn sổ tay tuyên truyền cho ngư dân; đăng hơn 565 tin bài, phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức 8 cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho HS khối THCS, THPT; trao tặng 1.200 cờ Tổ quốc, 200 phao áo cứu sinh, 100 tủ thuốc, túi thuốc cho nhân dân, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn; tặng 30 xe đạp, 100 suất học bổng (trị giá 1 triệu đồng/suất) cho các em HS nghèo; tặng 1.040 phần quà, 10.000 khẩu trang y tế, 2.000 chai nước rửa tay sát khuẩn cho nhân dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Sát cánh cùng ngư dân

Nhận thức rõ việc tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ, giúp đỡ nhân dân làm ăn, sinh sống trên biển là nhiệm vụ “chiến đấu” trong thời bình, mệnh lệnh từ trái tim người chiến sĩ CSB, bất kể điều kiện khó khăn, phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, hoặc ở vùng biển xa, hễ nhận được thông tin về ngư dân hoặc tàu thuyền bị nạn trên biển, cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 luôn dũng cảm đi đầu, có mặt kịp thời để giúp đỡ. Riêng từ năm 2015 đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 đã tiếp nhận, xử lý 270 thông tin tìm kiếm, cứu nạn và an ninh hàng hải trên biển; cứu 25 phương tiện/358 thuyền viên và ngư dân bị nạn trên biển.

Là một trong số những ngư dân bị nạn trên biển được lực lượng CSB cứu giúp hồi tháng 5/2021, anh Tô Văn Mến (SN 1989, lao động trên tàu cá BL 91567 TS, tỉnh Bạc Liêu) xúc động kể lại. Do bất cẩn trong quá trình đánh bắt hải sản nên tôi đã bị thương ở cánh tay phải và vùng cổ, vết thương sâu, mất máu nhiều và bị choáng. Rất may là sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu, Tàu 4034  của Vùng CSB 3 đã khẩn trương tiếp cận và cấp cứu kịp thời. “Giữa cơn cuồng nộ của biển khơi, sự xuất hiện kịp thời của lực lượng CSB đã giúp ngư dân chúng tôi bảo toàn tính mạng. Tôi rất cảm kích, cảm ơn về sự tận tâm giúp đỡ và chữa trị cho tôi của các cán bộ, chiến sĩ CSB”, anh Mến nói.

Nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đồng thời giúp đỡ, đồng hành với ngư dân vươn khơi, bám biển, từ năm 2017 đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 cũng đã tích cực triển khai chương trình công tác dân vận “CSB đồng hành với ngư dân” bằng cách phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, DN tổ chức các hoạt động như: thăm, tặng quà, tư vấn sức khỏe, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo; giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường biển, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trên các xã đảo, huyện đảo và ven biển về bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen không xả rác bừa bãi đặc biệt là rác thải nhựa, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển.

“Thời gian tới cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để Luật CSB và các chương trình, đề án có sức lan tỏa sâu rộng trong thực tiễn, nâng cao nhận thức cho mọi người dân tuân thủ pháp luật, nhất là chấp hành các quy định khi tham gia các hoạt động trên biển để mỗi ngư dân hoạt động trên biển thực sự là một chiến sĩ, góp phần cùng các lực lượng chức năng bảo vệ chủ quyền an ninh biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”, Thiếu tướng Đỗ Hồng Đó nhấn mạnh.

Nguồn: Baobariavungtau.com.vn

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Thông tin tuyên truyền

Tin mới

Bí thư Thành uỷ Vũng Tàu lưu ý những việc tuyệt đối không được lặp lại đối với ngành giáo dục

Bí thư Thành ủy Vũng Tàu Trần Đình Khoa lưu ý những việc “tuyệt đối không được lặp lại” khi làm việc với ngành giáo dục thành phố về triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 vào ngày 10/10.

Ông Trần Đình Khoa chủ trì buổi làm việc với viên chức quản lý giáo dục trên địa bàn TP. Vũng Tàu.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP.Vũng Tàu về tình hình năm học, Bí thư Thành ủy Trần Đình Khoa nhấn mạnh: TP. Vũng Tàu là địa phương có đầy đủ thiết chế về giáo dục từ MN tới CĐ, ĐH, nhưng cũng là 1 trong những đơn vị có dân số tăng cơ học nhanh nhất. Điều này đã tạo nên áp lực không nhỏ về trường lớp và cho việc chăm lo cho HS trên địa bàn. Ông Khoa chia sẻ với các thầy cô giáo về những áp lực trong công việc, chế độ tiền lương…

Liên quan đến những khó khăn về biên chế GV, ông Khoa cho rằng, không thể vì lộ trình giảm biên chế theo kế hoạch mà không nhìn thẳng vào thực tế thiếu GV. “Đề nghị Phòng GD-ĐT, Phòng Nội vụ tính toán lộ trình tuyển dụng GV. Không vì gánh nặng giảm biên chế mà không dám tuyển dụng thêm GV. Việc thiếu nhân sự gây áp lực lên chính GV, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những hệ luỵ khác”, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương nêu lên những khó khăn của ngành giáo dục thành phố trong năm học.

Về việc chậm phê duyệt danh sách HS trái tuyến làm một số HS không được dự khai giảng năm học mới, ông Trần Đình Khoa dứt khoát: “Dự khai trường niềm vinh hạnh của mỗi học sinh. Danh sách HS trái tuyến tới 29/9 mới phê duyệt đã tước đi lễ khai trường của các em. Điều này là không thể chấp nhận. Từ năm học sau, tuyệt đối không được để lặp lại”.

Đối với tình trạng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn khi đã bước vào năm học mới, lãnh đạo thành phố đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về vấn đề này. Đồng thời cam kết không để vấn đề này xảy ra trong năm học tới. Ông Khoa cũng nhắc nhở lãnh đạo Phòng GD-ĐT nếu nhận thấy việc tổ chức lớp không hiệu quả và không sắp xếp được thì phải mạnh dạn từ chối.

Tại buổi làm việc, hấu hết cán bộ quản lý phản ánh thực trạng thiếu GV gây áp lực rất lớn cho các nhà trường.

Riêng việc cấp SGK cho HS dân tộc thiểu số chậm trễ, ông Khoa cho rằng, cần nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm. Sự việc đã làm mất đi ý nghĩa của một chính sách hết sức nhân văn. Bên cạnh đó, ông Khoa cũng yêu cầu giảm bớt thủ tục hành chính để đơn giản hoá công tác tuyển sinh. Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu yêu cầu các cơ sở giáo dục quan tâm hơn nữa công tác giữ gìn đoàn kết nội bộ, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng...

Nhiều trường MN trên địa bàn thành phố đã phải thực hiện tuyển sinh bổ sung.

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng Phòng GD-ĐT cho biết, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 104 cơ sở giáo dục từ MN tới THCS, tăng 1 trường công lập (Trường THCS Lương Thế Vinh).

Năm học 2023 – 2024, ngành được giao 3.431 biên chế, trong khi biên chế hiện có là 3.060 biên chế, còn 371 biên chế chưa tuyển dụng.

Theo lộ trình, số biên chế cần tinh giản là 344 người. Do đó, số biên chế thực tế còn được tuyển dụng chỉ là 27 biên chế. Hiện nay, nhiều trường MN chưa đủ 2 GV/ lớp.

Bà Hương cho hay, tổng số trường thành lập mới tại TP.Vũng Tàu từ năm học 2021-2022 đến hết năm học 2024-2025 là 10 trường. Tổng số biên chế cho 10 trường mới lên đến 491. Tuy nhiên, biên chế của ngành không những không được giao thêm mà phải tinh giản 376 biên chế. “Trong năm 2023, GV nghỉ việc nhiều, đặc biệt là GV MN”, bà Hương thông tin.

Bà Hương cho biết, đối với những trường thiếu nhiều biên chế, Phòng GD-ĐT đã tham mưu biệt phái 17 GV để giải quyết tình hình cấp bách. Đối với các trường MN không bảo đảm tối thiểu 2 GV/ lớp. Phòng GD-ĐT đã phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu phương án cân đối lại GV toàn cấp. Đối với cấp Tiểu học, THCS đề xuất cân đối điều chuyển GV.

Một giải pháp khác đã và đang triển khai là thực hiện co lớp ở các cấp học để tiết kiệm biên chế và đảm bảo số người làm việc/ lớp/ trường theo quy định.

Phòng GD-ĐT thành phố cũng đề xuất UBND tỉnh cho phép điều chỉnh tăng số lượng phòng học của các dự án trường học xây mới. Đồng thời xem xét, thẩm định, giao bổ sung số lượng người làm việc theo định mức và giao biên chế cho các đơn vị, trường thành lập mới.

Về tuyển sinh đầu năm học, Trưởng phòng GD-ĐT TP. Vũng Tàu cho hay, nhiều năm nay, ngành giáo dục thành phố đã tiến hành tuyển sinh trực tuyến. Năm học 2023-2024, do bỏ Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú theo Luật cư trú mới, trong khi dữ liệu dân cư chưa đồng bộ, dẫn đến việc tuyển sinh gặp khó khăn, đặc biệt là với bậc học MN.

Ở bậc học này, do chưa có dữ liệu HS đầy đủ nên khi truy cập mã định danh của trẻ trên hệ thống thì nhiều trẻ không có dữ liệu, hoặc dữ liệu chưa khớp với thực tế cư trú.

 Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND thành phố chỉ đạo các phường xã rà soát danh sách trẻ ra lớp và chưa ra lớp phục vụ công tác tuyển sinh. Thành phố đã tuyển sinh 3.335 trẻ /3.771 trẻ vào các lớp MN công lập, chiếm tỷ lệ 88, 44%; tuyển sinh bổ sung trái tuyến được 507 trẻ…

Tại buổi làm việc, ngoài việc nêu lên thực trạng thiếu GV ở hầu hết các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn thành phố đã chia sẻ thêm những bất cập trong việc mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn; tình trạng chậm trễ trong cấp SGK cho HS dân tộc thiểu số, phê duyệt danh sách tuyển sinh trái tuyến…

KHÁNH CHI (Theo Báo BR-VT)

12/10/2023 00:00 - 12/10/2023 00:00 1182

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Bổ sung quy hoạch cầu cảng liền bờ 5.000DWT vào bến cảng Vard Vũng Tàu

Ngày 9/10, Bộ GT-VT đã có văn bản chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch cầu cảng liền bờ 5.000DWT vào bến cảng Vard Vũng Tàu.

Bộ GT-VT đã có văn bản chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch cầu cảng liền bờ 5.000DWT vào bến cảng Vard Vũng Tàu

Theo đó, Bộ GT-VT đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn, giám sát chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng biển, quy hoạch sử dụng đất mặt nước tại địa phương, các quy hoạch chuyên ngành liên quan và quy hoạch chung của khu vực…

Công ty TNHH Vard Vũng Tàu có trách nhiệm triển khai các bước tiếp theo tuân thủ quy định tại Nghị định số 58/2017 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, cùng các quy định về quản lý hoạt động hàng hải, quản lý đầu tư xây dựng và các quy định liên quan của pháp luật; căn cứ điều kiện luồng tàu chính, luồng nhánh vào và khu nước trước bến, điều kiện hành hải tại khu vực, phương án bảo đảm an toàn hàng hải để cân nhắc quy mô, thời điểm đầu tư, cỡ tàu khai thác; tự huy động nguồn vốn để nạo vét ban đầu và nạo vét duy tu khu nước, vũng quay tàu; khai thác đúng công năng bến cảng.

Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu, cập nhật thông tin Bến cảng nhà máy đóng tàu Vard Vũng Tàu vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TRÀ NGÂN (Theo Báo BR-VT)

11/10/2023 00:00 - 11/10/2023 00:00 890

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường phòng cháy chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng

Ngày 3/10, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Đại tá Nguyễn Anh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại tòa nhà PVC-IC Diamond (phường 9, thành phố Vũng Tàu).

Đoàn liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở đầu đợt kiểm tra tại tòa nhà PVC-IC Diamond (ảnh: Huy Na).

Đây là tòa nhà với khối đế là trung tâm thương mại dịch vụ và khối căn hộ chung cư gồm 2 Block, với tổng số 486 căn hộ. Đoàn đã tiến hành kiểm tra về hồ sơ xây dựng, việc sử dụng điện và các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC&CNCH).

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn liên ngành ghi nhận: Công trình được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng và được Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình nghiệm thu đưa vào sử dụng với quy mô 34 tầng, chưa bao gồm tầng hầm và tum thang. Qua kiểm tra thực tế, không ghi nhận thay đổi gì so với thời điểm nghiệm thu. Ban quản trị chung cư đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, phát động phong trào toàn dân tham gia PCCC&CNCH tại cơ sở, có 16 thanh viên đã tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo quy định.

Về sử dụng điện, công trình được cấp 2 nguồn điện và đi âm tường, có aptomat bảo vệ tại từng khu vực, tuy nhiên tại một số khu vực dây dẫn điện chưa có biện pháp bảo vệ.

Tại thời điểm kiểm tra, các đoạn đường xung quanh chung cư ghi nhận nhiều phương tiện xe ôtô đậu, đỗ gây cản trở cho xe chữa cháy tiếp cận khi có sự cố xảy ra. Nguồn và máy bơm nước chữa cháy được đảm bảo đúng quy định.

Chung cư đã ban hành nội quy quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt; khi sử dụng các hình thức phát sinh ngọn lửa trần, các thiết bị sinh nhiệt, sinh lửa phải có các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong cơ sở. Tại vị trí các kênh, giếng, trục kỹ thuật, mương cáp điện... đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy: Được chèn, bịt nhưng không đảm bảo việc chống cháy lan, chống khói. Trong chung cư có 2 buồng thang bộ thoát nạn có trang bị hệ thống điều áp buồng thang, trên các lối thoát nạn có trang bị đèn chiếu sáng sự cố, tuy nhiên một số đèn chiếu sáng sự cố trong các buồng thang bị hư hỏng và khu vực tầng hầm thiếu đèn chiếu sáng sự cố, thiếu đèn chỉ dẫn thoát nạn.

Ngoài ra, một số hệ thống phương tiện PCCC như: Báo cháy tự động, cấp nước chữa cháy trong nhà, chữa cháy sprinkler tự động và trạm bơm được đảm bảo đúng quy định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục.

Kết luận buổi kiểm tra, Đại tá Nguyễn Anh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh đại diện Đoàn liên ngành ghi nhận công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở là đúng theo quy định, đồng thời đề nghị khắc phục những điểm còn tồn tại, hạn chế.

Theo kế hoạch, từ nay đến trước ngày 20/10/2023, Đoàn liên ngành tỉnh sẽ tiếp tục kiểm tra toàn diện về PCCC tại 37 chung cư, nhà cao tầng, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên địa bàn toàn tỉnh.

Anh Tuấn (Theo Cổng TTĐT của Bộ Xây Dựng)

https://baoxaydung.com.vn/ba-ria-vung-tau-tang-cuong-phong-chay-chua-chay-tai-cac-toa-nha-cao-tang-362068.html

06/10/2023 00:00 - 06/10/2023 00:00 910

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

TP.Vũng Tàu tăng tốc các nhiệm vụ cuối năm

Chiều 2/10, UBND TP. Vũng Tàu tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 9 tháng đầu năm và thông qua nhiệm vụ, giải pháp triển khai 3 tháng cuối năm 2023.

Ông Đặng Minh Thông, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (giữa); bà Lê Thị Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Vũng Tàu và ông Hoàng Vũ Thảnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu, chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của UBND TP. Vũng Tàu, trong 9 tháng đầu năm 2023, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chủ động triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Đặc biệt là kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội…

9 tháng đầu năm 2023, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP. Vũng Tàu tiếp tục bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2022.

9 tháng đầu năm 2023, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục bước tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2022. Thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4.050,358 tỷ đồng (bằng 85% dự toán thành phố xây dựng, đạt 75% so với kế hoạch tỉnh giao).

Tỷ lệ giải ngân vốn của TP. Vũng Tàu tính đến 25/9/2023.

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách và nhân dân được thành phố chú trọng thực hiện. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh Vũng Tàu với thế giới qua tổ chức TPO được đẩy mạnh; triển khai dịch vụ công trực tuyến được thành phố chú trọng thực hiện; công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định...

Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị đã thảo luận các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trong 3 tháng cuối năm, xoay quanh các nội dung như: Tăng tốc hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về thu thuế, thu ngân sách nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai. Đặc biệt, tập trung rà soát, xử lý vi phạm tại khu vực núi, ven biển và các khu vực phức tạp; bàn giải pháp phát triển du lịch, tổ chức các hoạt động, sự kiện đặc sắc và chuyển đổi số trong 3 tháng cuối năm; giảm nghèo đa chiều bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân…

Tin, ảnh: BẢO KHÁNH (Theo Báo BR-VT)

03/10/2023 00:00 - 03/10/2023 00:00 913

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Lãnh đạo Vũng Tàu kiểm tra trật tự đô thị, xây dựng tuyến phố văn minh

Ngày 27/9, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu cùng các phòng, ban chuyên môn tiến hành kiểm tra công tác trật tự đô thị, xây dựng tuyến phố văn minh đô thị tại các phường 7, 8 và Thắng Tam.

Ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu trực tiếp kiểm tra trật tự đô thị, xây dựng tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn.

Cụ thể, Đoàn đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành đậu đỗ xe, sử dụng lòng đường, vỉa hè trong kinh doanh, buôn bán tại một số tuyến đường như: Nguyễn Tri Phương, Trương Văn Bang (phường 7), Nguyễn An Ninh (phường 8) và Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường Thắng Tam). Qua kiểm tra, Đoàn ghi nhận trên các tuyến đường vẫn còn tình trạng người dân lấn chiếm lòng đường để kinh doanh, buôn bán, bỏ rác không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Ông Vũ Hồng Thuấn nhắc nhở các hộ kinh doanh, buôn bán trên đường Nguyễn Tri Phương (phường 7) để xe đúng quy định.

Ông Vũ Hồng Thuấn đã đề nghị UBND phường 7, UBND phường 8 yêu cầu người dân có nhu cầu kinh doanh, buôn bán đăng ký bán tại chợ Năm Tầng hoặc chợ phường 8. Các trường hợp buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường phải xử lý nghiêm để chỉnh trang đô thị, xây dựng tuyến phố văn minh.

Cùng ngày, Đoàn cũng tiến hành kiểm tra quán cơm tấm Hậu (240 Nam Kỹ Khởi Nghĩa, phường Thắng Tam). Theo phản ánh của người dân, quán cơm tấm này đặt lò nướng trên vỉa hè, thường xuyên nướng thịt xả khói, ảnh hưởng đến môi trường của các hộ dân xung quanh và những người tham gia lưu thông khu vực nút giao Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Hồng Phong.

Ngoài ra, quán cơm còn thường xuyên bày bàn, ghế phục vụ khách ngay tại vỉa hè, lấn chiếm lối dành cho người đi bộ. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn ghi nhận, quán đã xây dựng một lò nướng dưới gốc cây thuộc vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa với chiều cao ống khói lên đến 6-7m. Khi nướng thịt, toàn bộ khói xả ra đường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh.

Lò nướng quán cơm tấm Hậu đặt trên vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường Thắng Tam) với chiều cao ống khói lên đến 6-7m.

Đoàn đã lập biên bản và yêu cầu chủ quán phải nhanh chóng tháo dỡ lò nướng khỏi vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Tin, ảnh: QUANG VŨ (Theo Báo BR-VT)

28/09/2023 00:00 - 28/09/2023 00:00 995

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam

Phản ánh mới

Phản ánh: Phòng trà kinh doanh quá giờ quy định của pháp luật tại 1B Lê Hồng Phong, Phường 7

Về việc phòng trà Tuấn Hưng số 1B Lê Hồng Phong, chúng tôi xin bổ sung về việc phòng trà này hoạt động quá giờ quy định của pháp luật. Thực sự rất ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ của dân cư xung quanh. Kính mong cơ quan chức năng can thiệp xử lí kịp thời. Trân trọng

26/10/2023 08:26 Khẩn

TP Vũng Tàu

Phản ánh tiếng ồn lớn về đêm tại khu vực số 1B Lê Hồng Phong, Phường 7

Chúng tôi xin phản ánh tiếng ồn tại phòng trà Tuấn Hưng số 1B Lê Hồng Phong. Tại địa chỉ này, gần một năm nay chúng tôi liên tục gửi phản ánh tới cơ quan chức năng, nhưng sau khi bị xử phạt một thời gian ngắn họ lại tiếp tục. Đây là ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện, nằm trong khu dân cư, sử dụng loa nhạc công suất cao nhưng không hề có tường, cửa cách âm. Mặc dù đã đóng tất cả các cửa nhưng tiếng nhạc vẫn nghe thấy tiếng nhạc từ các phòng trà này. Rất mong cơ quan chức năng có biện pháp để họ tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trân trọng cảm ơn.

26/10/2023 08:25 Bình thường

Lê Lợi, Tp. Vũng Tàu Vũng Tàu

Phản ánh: Phơi cơm tại khu vực bờ biển bãi sau gây mất mỹ quan

phơi cơm tại khu vực bờ biển bãi sau mất mỹ quan

18/09/2023 15:16 Khẩn

16 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phòng trà, quán nhậu hoạt động khuya gây ồn ào tại khu vực số 1 Lê Hồng Phong, Phường 7

Chúng tôi xin phản ánh khu vực số 1 Lê Hồng Phong thuộc phường 7 có các phòng trà và quán nhậu hoạt động khuya gây ồn ào. Đặc biệt là các phòng trà Tuấn Hưng (Hùng Chinh cũ), kinh doanh phòng trà sử dụng loa với công suất cao nhưng không có tường vách cách âm. Tiếng nhạc lớn vọng tận tới các hộ chung cư đối diện. Buổi sáng sớm tiếng nhạc từ phòng tập 262 Lê Lợi cũng rất to. Sau mỗi lần phản ánh, các cơ sở này chỉ điều chỉnh âm lượng nhỏ một thời gian rồi tiếp tục mở nhạc lớn. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng can thiệp xử lí. Trân trọng cảm ơn.

18/09/2023 15:14 Khẩn

Lê Lợi, Tp. Vũng Tàu Vũng Tàu

Phản ánh: Hộ kinh doanh sửa chữa xe máy lấn chiếm lòng, lề đường. Nuôi thả gia súc, gia cầm gây mất mỹ quan đô thị tại 76 Võ Thị Sáu, Phường Thắng Tam

Gửi Các Cơ quan Chức năng, Hộ kinh doanh sữa chữa xe máy tại địa chỉ 76 đường Võ Thị Sáu, phường Thắng Tam, tp. Vũng Tàu đang gây ảnh hưởng đến môi trường như sau: - Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để giữ xe, sửa chữa xe gắn máy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. - Nuôi và thả tự do đàn chim bồ câu, đàn chó ra khu vực xung quanh; xả chất thải động vật trực tiếp mà không thu dọn, gây mất mỹ quan đô thị. Rất mong các cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở và xử lý triệt để!

07/09/2023 09:21 Khẩn

Võ Thị Sáu, P. Thắng Tam Tp. Vũng Tàu Vũng Tàu

Phản ánh: Vật nuôi thả rông không rọ mõm, phóng uế và cắn người đi đường tại Hẻm 220 Ba Cu, Phường 3

hiện nay tại hẻm 220 Bacu, phường 3 thường xuyên xuất hiện 2 con chó của Cửa hàng xe máy Honda Nghĩa không được rọ mõm phóng uế bừa bãi và đuổi theo người đi đường để cắn. Trong hẻm lại có nhiều trẻ nhỏ nên rất nguy hiểm. Đề nghị các cấp quan tâm giải quyết để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra

28/08/2023 14:31 Khẩn

Phường 3, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu

Đề xuất về việc lan tỏa hành động bảo vệ môi trường vệ sinh bãi biển cũng như các khu vực dân cư trên địa bàn TP.Vũng Tàu

Tôi xin đề xuất Thành phố Vũng Tàu có nhiều hành động lan tỏa bảo vệ môi trường và làm sạch vệ sinh bãi biển (như video) cũng như các khu vực dân cư xứng đáng vì một thành phố biển du lịch sạch Asian. Tôi xin chân thành cảm ơn

28/08/2023 14:00 Khẩn

Thành phố Vũng Tàu, BRVT, Việt Nam

Phản ánh: Xe oto đậu lấn chiếm vỉa hè tại Đường Lương Văn Nho, trước cổng UBND P9

Đường Lương Văn Nho trước cổng UBND p9 xe oto thường xuyên đậu lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ. Đề nghị các đơn vị chức năng sớm giải quyết

28/08/2023 13:57 Khẩn

TP Vũng Tàu

Phản ánh: Về việc nhóm hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan tại TP.Vũng Tàu

Hiện nay ở TP Vũng Tàu có nhóm NLG hoạt động tuyên truyền những phương pháp phi khoa học , mê tín dị doan . Nhóm này còn cho rằng do truyền năng lượng của họ mới làm sạch được hồ Bầu Trũng . Họ quay lên Youtube khoe thành tích cảnh thiện môi trường Vũng Tàu và cả khu vục ĐNB . Người đứng đầu nhóm này là Đỗ Ngọc Vỹ , địa chỉ 234 Nguyễn An Ninh , TP Vũng Tàu , đt 0933496468, 0936318197 . Mong chính quyền nhanh chóng xử lý việc này , nếu họ có thể làm sạch môi trường , chữa bệnh giỏi hơn cả bác sĩ , nhà khoa học thì tuyên dương họ https://www.youtube.com/live/NIAlHJ4H7f0?feature=share

21/08/2023 09:02 Bình thường

Vung Tau

Phản ánh: Hội nhóm Năng Lượng Gốc Trống Đồng có dấu hiệu lừa đảo tại TP. Vũng Tàu

Phản ánh vi phạm pháp luật của hội nhóm năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam lần 2. Theo VTV: " Bộ Công an đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xác minh thông tin liên quan đến nhóm "Năng lượng gốc" tại Việt Nam tự xưng là chữa được bách bệnh - có dấu hiệu lừa đảo. "Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam" do Lê Văn Phúc lập ra tại Mỹ năm 2016. Quá trình tuyên truyền, chia sẻ về "Năng lượng gốc", Lê Văn Phúc đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng, lợi dụng một số giáo lý để tuyên truyền một số luận điệu mang màu sắc mê tín dị đoan. Nhóm này đã lôi kéo hàng chục ngàn học viên tham gia qua đó thu về một nguồn tiền lớn từ việc bán sách, tổ chức hội thảo ở nước ngoài, bán thực phẩm năng lượng gốc, kêu gọi ủng hộ.. Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của nhóm khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế." Qua đây, tôi đề nghị cơ quan công an Tp. Vũng Tàu mạnh tay đôn đúc và tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc tham gia các hội nhóm này trên các nền tảng mạng xã hội, có nội dung xuyên tạc không đúng sự thật cũng như có các dấu hiệu vi phạm pháp luật mà tôi đã đề cập lần đầu đến VungTauIOC (năm 2021). Tham khảo thêm: https://cand.com.vn/Hoat-dong-LL-CAND/dieu-tra-xu-ly-nhom-nang-luong-goc-trong-dong-neu-co-can-cu-vi-pham-phap-luat-i698678/ https://tuoitre.vn/bo-cong-an-xac-minh-thong-tin-nhom-nang-luong-goc-co-dau-hieu-lua-dao-20230630135225838.htm

21/08/2023 09:01 Khẩn

Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG